Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Ảnh minh họa
Kế hoạch nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu chủ yếu, đột phát và trọng tâm, đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc; kinh tế phát triển xanh, năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Đồng thời, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; nhanh chóng phục hồi kinh tế; chủ động hội nhập quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, đẩy mạnh việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế; nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập kinh tế nói chung và quốc tế nói riêng, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; thực thi hiệu quả các nghị định thương mại tự do; cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh; tích cực tham gia hội nhập kinh tế số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch 83/KH-UBND ngày 19/5/2022 của UBND tỉnh...
Để đạt được những mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực thi hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ....
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, huyện, thành phố để tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng yêu cầu, mục đích đề ra.
BTV