Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận vào nghị quyết cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

20/06/2025 - 22:00
240
Cỡ chữ:

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 20-6, Quốc hội thảo luận tại các tổ đại biểu vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tuyên Quang chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 17 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Cà Mau và Tuyên Quang.

Các đại biểu tại phiên thảo luận tổ.

Các đại biểu Quốc hội trong Tổ thảo luận đồng thuận với sự cần thiết phải xây dựng, ban hành dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng thời, thống nhất với 5 nguyên tắc xử lý khó khăn, vướng mắc quy định tại dự thảo Nghị quyết. Các đại biểu thống nhất đề nghị bổ sung nguyên tắc xử lý khó khăn, vướng mắc là các bộ, ngành phải giảm 30% thủ tục hành chính.

Về phương án xử lý khó khăn vướng mắc do quy định của pháp luật, có đại biểu đề nghị, nếu còn có vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, có cách hiểu khác nhau thì ưu tiên giải thích hướng dẫn, tiếp theo là ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung. Trường hợp vướng mắc do luật, Nghị quyết của Quốc hội, trong thời gian chưa sửa được luật, Nghị quyết của Quốc hội thì Chính phủ ban hành Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số quy định có liên quan tại luật, Nghị quyết của Quốc hội do Chính phủ trình.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật không phải do Chính phủ trình như Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong thời gian này giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản. Đối với những nội dung liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải được quy định tại luật. Để linh hoạt phương án xử lý khó khăn vướng mắc nên giao Chính phủ ban hành Nghị quyết chứa quy phạm để điều chỉnh nhưng phải báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.

Về thời hạn của nghị quyết, đại biểu nhất trí thời điểm bắt đầu từ 1/7/2025 và kết thúc trước ngày 1/3/2027. Đây là thời gian đủ dài để xử lý những khó khăn, vướng mắc. Sau thời điểm này, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải quay trở về quy trình thông thường.

Kết luận phiên thảo luận, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Ma Thị Thúy cảm ơn những ý kiến tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận. Đồng thời đề nghị cần lưu ý tính khả thi trên thực tế của nguyên tắc thứ 5 trong dự thảo Nghị quyết về “Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; không tăng trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp”.

Theo đại biểu, thực tế có một số việc muốn thực hiện được thì trách nhiệm cũng phải tăng lên. Như quy định bỏ thuế khoán, những hộ gia đình chuyển thành doanh nghiệp thì trách nhiệm xã hội phải tăng lên. Nếu quy định cứng không tăng trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp thì rất khó. Do vậy, cần quy định linh hoạt, bảo đảm tính khả thi – Đại biểu Ma Thị Thúy dẫn chứng.

Theo Báo Tuyên Quang

bình luận

Tìm kiếm
QuocHuy.8ead5971.png

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH TUYÊN QUANG

Giấy phép xuất bản số: 142/GP-TTĐT ngày 19/12/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông.
Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban biên tập
Trụ sở: Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang, số 160, đường Trần Hưng Đạo, phường Minh Xuân, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 0207.6251.929
© Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang' hoặc 'tuyenquang.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

 

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Tổng số truy cập:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC