Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo đó, Kế hoạch được xây dựng với ba mục tiêu chính, bao gồm: Đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ trong việc triển khai các quy định mới; Nâng cao năng lực của đội ngũ pháp chế; Thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh thông qua công tác pháp chế.
Kế hoạch đề ra mục tiêu quan trọng là nâng cao năng lực của đội ngũ pháp chế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật. Cùng với đó, nâng cao vai trò của những người làm công tác pháp chế, trang bị kiến thức, kỹ năng mới thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.
Về nội dung triển khai, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP trong quý III năm 2024. Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm phổ biến rộng rãi nội dung của nghị định đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Chú trọng nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn hàng năm nhằm đảm bảo người làm công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có thể nắm vững quy định mới và áp dụng vào thực tế công việc một cách hiệu quả.
Đồng thời, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh sắp xếp, kiện toàn đội ngũ nhân sự pháp chế trước ngày 02/7/2025, đảm bảo những nhân sự này có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, kế hoạch cũng nêu rõ, người làm công tác pháp chế sẽ được hưởng một số quyền lợi cụ thể nhằm khuyến khích và nâng cao chất lượng công tác. Cụ thể, hỗ trợ chi phí cho người làm công tác pháp chế 40.000 đồng/ngày làm việc theo quy định của Nghị định; Chuyển ngạch cho công chức đang thực hiện công tác pháp chế, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
Dự kiến tổ chức sơ kết quá trình triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP vào năm 2025, đánh giá kết quả kiện toàn tổ chức pháp chế và những thay đổi, cải thiện trong công tác pháp chế tại địa phương. Kết quả của quá trình sơ kết sẽ được tổng hợp thành báo cáo gửi Bộ Tư pháp để làm căn cứ cho những bước điều chỉnh hoặc cải thiện tiếp theo.
Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi quá trình triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Các kết quả kiểm tra sẽ được tổng hợp và báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Sở Nội vụ và Sở Tài chính là những đơn vị có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan khác thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác pháp chế. Sở Tài chính chịu trách nhiệm cân đối ngân sách, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động triển khai Nghị định, cũng như các chế độ hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế...
Xem chi tiết kế hoạch tại file đính kèm.
Biên tập viên Cổng TTĐT tỉnh